Cảng Sài Gòn (SGP) bàn việc làm siêu dự án cảng Cần Giờ
Phân tích và dự báo về thị trường logistics, chuỗi cung ứng quốc tế và trong nước, độ tin cậy của lịch trình, tình hình hoạt động tại các cảng biển, cửa khẩu, thị trường giao nhận, chuyển phát, kho bãi, bất động sản công nghiệp, doanh nghiệp logistics mới nhất, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
---------------
Nhằm chuẩn bị cho việc tham gia lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn (mã cổ phiếu SGP) sẽ xây dựng phương án về nguồn vốn và phân kỳ đầu tư.
Công ty Cổ phần Cảng Sài Gòn (mã cổ phiếu SGP - sàn UPCoM) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 26/3 tới đây và một trong những nội dung chính của Đại hội là việc xây dựng kế hoạch triển khai dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (cảng Cần Giờ).
Dự án cảng Cần Giờ do liên danh Cảng Sài Gòn - Terminal Investment Limited Holding S.A (TIL) làm chủ đầu tư. Trong đó, TIL là thành viên của MSC - hãng tàu biển lớn hàng đầu thế giới. Cảng sẽ thực hiện các dịch vụ liên quan khai thác cảng container, cảng biển và các dịch vụ khác.
Giữa tháng 1/2025, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt việc triển khai dự án cảng Cần Giờ với quy mô sử dụng 571 ha đất, thực hiện ở cù lao Gò Con Chó, huyện Cần Giờ, TP.Hồ Chí Minh, tổng kinh phí đầu tư theo đề xuất của nhà đầu tư nhưng không thấp hơn 50.000 tỷ đồng.
Theo Đề án nghiên cứu xây cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được TP.Hồ Chí Minh trình Thủ tướng trước đó, cảng có chiều dài hơn 7 km, có thể tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất hiện nay 250.000 DWT (24.000 TEUs) và có tổng vốn đầu tư hơn 113.500 tỷ đồng theo đề xuất của liên danh Cảng Sài Gòn - TIL. Dự án chia làm 7 giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu xong năm 2027, hoàn thành toàn bộ cuối năm 2045.
Tính toán sơ bộ của cơ quan chức năng, cảng Cần Giờ khi được đầu tư hoàn chỉnh, đạt công suất thiết kế vào năm 2045 sẽ có nguồn thu 34.000 - 40.000 tỷ đồng mỗi năm. Nguồn này lấy từ các khoản thuế hoạt động bốc xếp, lưu bãi của doanh nghiệp cảng; thuế thu nhập doanh nghiệp cùng các loại phí hàng hải, thuê mặt nước...
Ngoài ra, theo đề án, cảng Cần Giờ sẽ thu hút vốn lớn từ các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tạo việc làm cho 6.000 - 8.000 nhân viên, lao động tại cảng cùng hàng chục nghìn người phục vụ ở khối hậu cần, trung tâm logistics sau cảng...
Để chuẩn bị đầu tư dự án, ban lãnh đạo Cảng Sài Gòn cho biết sẽ xây dựng phương án về nguồn vốn và phân kỳ đầu tư, bảo đảm cân đối dòng tiền và không tạo áp lực tài chính lên hoạt động kinh doanh. Công ty cũng chuẩn bị các thủ tục để triển khai dự án, gồm: lập báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham gia lựa chọn nhà đầu tư…
Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, nhà đầu tư thực hiện dự án cảng Cần Giờ không được chuyển nhượng dự án trong thời gian 5 năm, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc thay đổi nhà đầu tư sau thời gian này thực hiện theo quy định của pháp luật và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của UBND TP.Hồ Chí Minh.
Như vậy, nếu liên danh Cảng Sài Gòn - TIL được lựa chọn và tham gia đầu tư dự án sẽ phải tuân thủ quy định trên. Đồng thời, với tính chất quan trọng chiến lược của dự án, Cảng Sài Gòn sẽ phải là nhà đầu tư chính, chiếm tỷ lệ chi phối trong liên danh nhà đầu tư.
Về kết quả kinh doanh, Cảng Sài Gòn ghi nhận doanh thu năm 2024 đạt hơn 1.105 tỷ đồng, tăng 17,3% so với năm 2023, nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 42%, còn khoảng 172 tỷ đồng.
Tổng tài sản của công ty vào cuối năm ngoái đạt hơn 5.757 tỷ đồng; trong đó, tiền mặt và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đạt xấp xỉ 860 tỷ đồng. Về phía nuồn vốn, vốn chủ sở hữu của Cảng Sài Gòn đạt hơn 2.876 tỷ đồng.
Do đó, theo đánh giá sơ bộ của một số hãng chứng khoán, để đảm bảo năng lực tài chính cho “siêu” dự án cảng Cần Giờ, Cảng Sài Gòn sẽ cần gia tăng đáng kể quy mô vốn trong thời gian tới.
Duy Quang (Tạp chí Công Thương)
(3) Nghiên cứu thị trường dược phẩm và logistics cho ngành dược phẩm Việt Nam (Phiên bản mới nhất năm 2025), vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) THÔNG TIN NGÀNH DƯỢC PHẨM, MĨ PHẨM, VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY
(5) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các thị trường tiêu biểu, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(6) Nghiên cứu thị trường: Cập nhật chính sách, quy định và các xu hướng mới tác động đến giao thương với thị trường Trung Quốc (giai đoạn 2019-2024 và dự báo), vui lòng xem TẠI ĐÂY
(7) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY